PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA TÂN
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI TUYÊN TRUYỀN

 PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Kính thưa các thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến!

          Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, trong buổi chào cờ đầu tuần hôm nay cô xin giới thiệu  tới các thầy cô giáo và các em học sinh về phòng chống ngộ độc thực phẩm.  

           1. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm (4 nhóm)

1.1 Ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn nhiễm vi sinh vật

- Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn: Đây là nguyên nhân phổ biến trong ngộ độc thực phẩm. Thường gặp do vi khuẩn gây bệnh thương hàn (Salmonella) vi khuẩn gây bệnh lỵ (Shigella), vi khuẩn gây ỉa chảy (E.Co li) hoặc nhiễm các độc tố của vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus aureus).

- Do vi rút: thường gặp do các loại vi rút gây viêm gan A (Hepatis virut A), Virut gây bệnh bại liệt (Polio Picornavirus), virut gây ỉa chảy (Rota virus)

- Do kí sinh trùng: Sán lá gan, sán bò, ấu trùng sán lợn, các loại đơn bào (Amip, trùng lông...), các loại giun và ấu trùng giun.

- Do nấm mốc và nấm men: Thường gặp do loài Aspergillus, Penicilium, Furanium Candida... Nguy hiểm hơn là một số loài nấm mốc có khả năng sinh độc tố như­ Aflatoxin gây ung thư. 

1.2 Ngộ độc thực phẩm do ô nhiễm các chất hoá học

- Do ô nhiễm các kim loại nặng: Thường gặp do ăn các thức ăn đóng hộp hay

ăn thực phẩm được nuôi trồng từ những vùng đất nước ô nhiễm kim loại nặng. Các kim loại thường gây ô nhiễm như­: Chì, Đồng, Asen, Thuỷ ngân, Cadimi...

- Do thuốc bảo vệ thực vật: thường là các loại thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ động vật ăn hại, thuốc diệt mối, mọt. Nguyên nhân thường do ăn rau xanh, hoa quả...có lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá cao.

- Do các loại thuốc thú y: thường gặp là các loại thuốc kích thích tăng trưởng, tăng trọng, các loại kháng sinh.

- Do các loại phụ gia thực phẩm: thường gặp là các loại thuốc dùng bảo quản thực phẩm (cá, thịt, rau, quả... ), các loại phẩm mầu độc dùng trong chế biến thực phẩm.

- Do các chất phóng xạ.

1.3 Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc

Bản thân chất độc có sẵn trong thực phẩm, khi chúng ta ăn các thực phẩm có chứa sẵn các chất độc này rất có thể bị ngộ độc.

- Động vật độc: Thường do ăn phải các loại nhuyễn thể, cá nóc độc, ăn cóc, mật cá trắm ...

- Thực vật độc: Nấm độc, khoai tây mọc mầm, sắn, một số loại đậu quả, lá ngón...

1.4 Ngộ độc do ăn phải thức ăn bị biến chất, thức ăn ôi thiu

Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường sinh ra các chất độc như­: Các chất Amoniac, hợp chất amin sinh ra trong thức ăn nhiều đạm (thịt, cá, trứng... ) hay các Peroxit có trong dầu mỡ để lâu là các chất độc hại trong cơ thể. Các chất độc này thường không bị phá huỷ hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi. 

2. Triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm:

Nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, đôi khi có kèm theo các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở, sốt...

Người bị ngộ độc cũng có triệu chứng tim mạch do mất nước - điện giải hoặc do chính chất độc gây nên (mạch nhanh, huyết áp giảm, loạn nhịp); sốt cao, hạ nhiệt độ (thường do vi khuẩn và độc tố vi khuẩn).

Tùy theo nguyên nhân ngộ độc, bệnh nhân có thể suy hô hấp (do ăn cá nóc),

tím tái (do ngộ độc sắn, măng tươi), suy gan và rối loạn đông máu (do ngộ độc nấm

độc), đái ít, vô niệu (do ngộ độc nấm độc, mật cá trắm)... 

3. Phòng chống ngộ độc thực phẩm.

3.1 Đối với người tiêu dùng và người sản xuất, chế biến

        Đối với người tiêu dùng, nhất là các em học sinh phấn đấu trở thành người tiêu dùng thông thái. Chỉ sử dụng các thực phẩm khi biết chắc là an toàn, có nhãn mác bao bì cẩn thận, còn hạn sử dụng ....

       Không vào các quán ăn gần cống rãnh, ao tù nước đọng, bãi rác, hay các nguồn ô

nhiễm khác. Không ăn ở những quán ăn quá ẩm thấp, ngay rìa đường nhiều bụi, nhiều ruồi, bẩn thỉu. Không ăn ở những nơi người bán hàng trông nhếch nhác, bẩn thỉu, dùng tay bốc thực phẩm, thường hắt hơi, xổ mũi, ngoáy mũi...

        Người sản xuất, chế biến, (cấp dưỡng bếp ăn bán trú) kinh doanh thực phẩm phải học và có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, được kiểm tra sức khoẻ định kỳ và đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm. Thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong chế biến, từ bỏ các thói quen mất vệ sinh như dùng tay bốc thực phẩm,  ngoáy tai, gãi... Phải mang khẩu trang, áo quần gọn gàng sạch sẽ, rửa tay sạch bằng xà bông sau khi vệ sinh hay tiếp xúc với vật bẩn và trước khi chế biến thức ăn.
   Cơ sở thực phẩm, bếp ăn tập thể, bán trú phải đảm bảo luôn sạch và khô ráo. Rác, thức ăn thừa, nước thải phải được xử lý triệt để, cống rãnh thông thoáng. Thiết bị, dụng cụ chế biến thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, không để ruồi, kiến, gián, chuột, bụi tiếp xúc. Dụng cụ chén đũa được rửa bằng nước sạch, lau khô trước khi dùng.

 

3.2 Cách chọn và sử dụng thức ăn

Khi mua thực phẩm cần chọn các thực phẩm tươi sống, tránh dùng thực phẩm kém chất lượng (ôi, thiu, ươn...) không dùng thực phẩm đã hết hạn sử dụng.

Nên mua các loại thực phẩm ở những nơi tin cậy. Sản phẩm phải ghi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có ghi thành phần, ngày sản xuất và hạn sử dụng, cũng như có số điện thoại để liên lạc. Nên mua các loại thực phẩm có bao gói riêng để dễ bảo quản, không bị lẫn mùi với thức ăn khác và tiện sử dụng.

Thức ăn không dùng hết, phải đun sôi lại trước khi cất. Trước khi ăn lại, phải đun sôi lần nữa, ít nhất 10 - 15 phút. Chỉ nên dùng lại thức ăn của bữa trước thêm một lần.

Thức ăn đã chế biến, chỉ có thể giữ được từ 3 - 4 giờ ở nhiệt độ 60oC (nếu ăn nóng) và 10oC (nếu ăn nguội).

Đối với thực phẩm nấu chín, tránh tối thiểu tay tiếp xúc với thực phẩm, để giảm sự xâm nhập của mầm bệnh; phải có dụng cụ riêng để gắp thức ăn.

3.3 Phương pháp bảo quản thực phẩm

Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm của môi trường bảo quản; thời gian bảo quản; chất lượng bao bì phải bảo đảm đáp ứng riêng cho từng loại thực phẩm. Nếu không đạt yêu cầu, sẽ tác động đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, làm biến đổi thành phần đạm, béo, đường, vitamine... gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến màu sắc của thực phẩm hoặc nhiễm các chất độc hại từ bao bì vào thực phẩm. Các phương pháp bảo quản thực phẩm gồm:

- Bảo quản ở nhiệt độ thấp (lạnh hay đông lạnh);

- Bảo quản ở nhiệt độ cao (thanh trùng ở nhiệt độ hơn 100oC, sấy khô..)

- Bảo quản bằng phương pháp hóa học (ướp muối, đường; ngâm giấm; lên men);

Vào dịp Tết, chúng ta thường sử dụng một lượng thực phẩm rất lớn gồm nhiều loại: từ thịt, cá, rau, củ, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn…Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng mọi người cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Chọn thực phẩm tươi sạch.

- Thực hiện "ăn chín, uống sôi"; ngâm kỹ, rửa sạch rau quả khi ăn sống.

- Thức ăn sống, chín phải để riêng; không dùng lẫn dụng cụ chế biến.

- Giữ dụng cụ, nơi chế biến luôn khô sạch.

- Rửa tay trước khi chế biến và trước khi ăn.

- Chế biến thức ăn bằng nước sạch.

- Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín.

- Ăn ngay thức ăn khi vừa nấu xong.

- Đun kỹ thức ăn trước khi dùng lại.

- Không ăn thức ăn ôi thiu.

Đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán sắp tới này, các em được nghỉ nhiều ngày và được thưởng thức nhiều món ăn ngon, lạ, hấp dẫn nên chúng ta cần ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để có sức khỏe tốt. Cô chúc tất cả các em và gia đình đón tết vui vẻ, an khang, thịnh vượng và đặc biệt là không ai bị ngộ độc thực phẩm.

 

             

Sau nội dung tuyên truyền học sinh trực tiếp thực hành:

Nhận biết rau củ quả thực phẩm tươi, ôi, mốc

Nhận biết thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, hạn dùng, quy cách đóng gói, nơi sản xuất.

Gửi phân biệt thực phẩm ôi thiu ...

Phân biệt bao bì thực phẩm còn nguyên hay rách...

 

 

 

 

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính thưa các thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến! Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, trong buổi chào cờ đầu tuần hôm nay cô xin giới thiệu tới các thầy cô g ... Cập nhật lúc : 16 giờ 7 phút - Ngày 26 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
ình bạn như một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta, ở đó ta có thể gửi gắm tình cảm, nỗi buồn, niềm vui cũng như là những lúc hạnh phúc nhất. Nếu có tình bạn thì cuộc sống của chú ... Cập nhật lúc : 7 giờ 59 phút - Ngày 24 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện công văn Số 537/SGDĐT-GDTrH-GDTX của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương ngày 20/03/2024 về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024; Thực hiện liên thông thư viện the ... Cập nhật lúc : 15 giờ 12 phút - Ngày 20 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch năm học 2023-2024, sáng nay ngày 19/4/2024, trường Tiểu học và trường Mầm non Gia Tân thực hiện sinh hoạt chuyên môn liên cấp với nội dung “Giao lưu – Tiếp cận chương trìn ... Cập nhật lúc : 19 giờ 30 phút - Ngày 19 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Trong những năm học gần đây, trường Tiểu học Gia Tân đã tổ chức có hiệu quả việc vận dụng giáo dục STEM trong các hoạt động giáo dục của trường tiểu học. ... Cập nhật lúc : 18 giờ 0 phút - Ngày 19 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Sự trở lại của cô học trò cũ sau hơn 20 năm em đã trưởng thành, nhớ về mái trường, thầy cô, bè bạn. Em xúc động khi cô đọc đúng tên mình, bởi em là một học sinh “đặc biệt” tôi vẫn thường xu ... Cập nhật lúc : 7 giờ 53 phút - Ngày 12 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Hướng tới kỉ niệm 70 năm chiến thắng lịch Điện Biên Phủ, thực hiện công văn số 407/SGD&ĐT-GDTH ngày 04/3/2024 của Sở GD&ĐT Hải Dương về việc tham gia Cuộc thi “Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đ ... Cập nhật lúc : 21 giờ 52 phút - Ngày 7 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch Tháng Thanh niên năm 2024, hưởng ứng các hoạt động chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931- 26/03/2024), hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến t ... Cập nhật lúc : 20 giờ 55 phút - Ngày 18 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Tháng 3 đến mang theo những cảm xúc tươi mới của mùa xuân ấm áp, ngập tràn sức sống cũng như không khí hân hoan chào đón ngày lễ 8/3, ngày của chị em trên khắp mọi miền đất nước cũng như trê ... Cập nhật lúc : 7 giờ 37 phút - Ngày 11 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã phát động: “Mùa xuân là Tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” Đó là truyền thống tốt đẹp vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Tết trồng cây ... Cập nhật lúc : 9 giờ 29 phút - Ngày 5 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Kế hoạch phối hợp tiêm phòng Vacxin cho trẻ từ 5 đến dưới 11 tuổi
Kế hoạch Hội thi chúng em kể chuyện đạo đức Bác Hồ năm học 2021 - 2022
Nội quy học trực tuyến năm học 2021 - 2022
Nôi quy nhà trường năm học 2021 - 2022
Nội quy học sinh năm học 2021 - 2022
Nội quy giáo viên năm học 2021 - 2022
Quy chế làm việc năm học 2021 - 2022
Tiêu chí thi đua năm học 2021 - 2022
Quy chế chuyên môn năm học 2021 - 2022
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022
Kế hoạch thi giáo viên giỏi năm học 2020 - 2021
Quyết định Về việc phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1 Sử dụng trong trường Tiểu học Gia Tân năm học 2020-2021
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2012 - 2013
Mẫu đánh giá, xếp loại Cán bộ, giáo viên , nhân viên năm học 2012 - 2013 của PGD
Hướng dẫn của Công Đoàn giáo dục huyện V/v xét trợ cấp Hưởng ứng năm gia đình Việt Nam năm 2013 và Tháng hành động vì Trẻ em, Ngày gia đình Việt Nam trong CNVC, LĐ
12